ỨNG DỤNG OZNONE XỬ LÝ Fe TRONG NƯỚC UỐNG
1.
Ô
Zôn.
Dựa vào tính chất của Ôzôn là một chất oxi hóa mạnh,
tác dụng với hầu hết các kim loại người ta đã ứng dụng trong xử lý Fe trong
cung cấp nước uống.
Ôzôn (O3) là một dạng thù hình của ôxy, trong phân tử của nó chứa ba nguyên tử ôxy thay vì hai như thông thường.
Trong điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn ôzôn là một chất khí có màu xanh nhạt. Ôzôn hóa lỏng màu
xanh thẫm ở -112 °C, và hóa rắn có màu xanh thẫm ở -193 °C. Ôzôn có
tính ôxy hóa mạnh hơn ôxy, do nó không bền, dễ dàng
bị phân hủy thành ôxy phân tử và ôxy nguyên tử.
Ô zôn hòa tan trong nước ít hơn 12 lần so với clo. Sự
hòa tan của Ô zôn trong nước sẽ tăng lên nếu:
·
Có sự gia tăng nồng độ
khí ô zôn trong hợp khí cấp vào nước.
·
Có sự gia tăn áp suất
lên khối nước.
·
Giảm nhiệt độ của nước.
2.
Sắt
Trong Nước Và Cách Xử Lý Bằng Ô Zôn.
Sắt là một nguyên
tố phổ biến trong lớp vỏ trái đất vì vậy không có gì lạ lẫm khi trong nguồn
nước có lẫn sắt.
Sự hiện diện của
sắt trong nước có thể đặc trưng bằng mùi tanh cho dù hàm lượng sắt rất nhỏ. Sắt
trong nước ngầm thường tồn tại dưới dạng Fe2+, một số nguồn nước
ngầm sắt còn tồn tại dưới dạng sắt phức. Đối với nước mặt, nước giếng đào thì
sau một thời gian tiếp xúc với không khí sắt sẽ chuyển sang dạng Fe3+
có màu vàng đặc trưng và dễ làm ố vàng quần áo.
Xử lý sắt cũng rất
đơn giản. Tuy nhiên chúng ta cần biết sắt tồn tại ở dạng nào và cần xử lý đến
mức độ nào để có biện pháp xử lý thích hợp. Theo tiêu chuẩn Bộ Y tế Việt Nam
thì hàm lượng Fe tổng (Bao gồm Fe2+ và Fe3+) có trong
nước là ≤ 0.3 mg/l.
Đối với Fe3+
thì sắt có thể dễ dàng loại bỏ bằng cách lọc qua thiết bị lọc với vật liệu là
than hoạt tính và cát sỏi. Tuy nhiên đối với Fe2+ và sắt phức thì
đòi hỏi cần có quá trình oxy hóa thành Fe3+ rồi mới tiến hành lọc
bằng các thiết bị lọc. Sở dĩ Fe3+ có thể loại bỏ bằng thiết bị lọc
là do đây là một dạng hydroxit không tan.
O zôn là một chất
oxi hóa mạnh có thể áp dụng để oxi hóa Fe2+ và sắt phức trong quy
trình xử lý sắt trong nước uống và công nghệ nước uống nói chung. Để thực hiện
công đoạn oxi hóa này, thông thường tiêu tốn 0,43mg Ô Zôn để oxi hóa 1 mg Fe2+.
Tuy nhiên do sự tiếp của nước với không khí có oxy mà 1mg Fe2+ có
thể bị oxy hóa bởi một lượng ô zôn ít hơn 0,43mg.
Trong các quy trình
xử lý thực tế cần phải tính toán đến sự tương tác của ô zôn với các chất khác
chính vì vậy khâu phân tích nước đầu vào cũng như thực hiện các thí nghiệm nhỏ
trước khi áp dụng vào thực tế là rất cần thiết để đảm bảo thiết kế một hệ thống
tối ưu.
Hỏi: Có
phương án nào xử lý được cùng lúc cả hai chỉ tiêu Fe và Mn trong nước một cách
hiệu quả không?
Khử Fe và Mn là yêu cầu được đặt ra đa phần trong
xử lý nước cấp. Lý thuyết cơ bản là sử dụng chất oxi mạnh để cùng lúc oxi hóa
Fe và Mn vì 2 chỉ tiêu này cùng tính chất là kim loại.
Dựa vào tính chất của Ozone là một chất oxi hóa
mạnh, tác dụng với hầu hết các kim loại. Vì vậy ngoài việc sử dụng Ozone để xử
lý Fe người ta còn sử dụng Ozone để xử lý Mn trong nước uống. Thường thường một
hệ thống xử lý nước người ta sử dụng Ozone để xử lý đồng thời hai chỉ tiêu: Fe
và Mn
ProMinent Dosiertechnik Vietnam Co., Ltd
Địa chỉ: 121 Nguyễn Cửu Vân, P.17, Q.Bình Thạnh, Tp HCM
Điện thoại: +84 8 39431394
Email: info-vn@prominent.com
Website: prominent.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét